14 tháng 7, 2012

Thơ Bút Tre - Viên ngọc đen trong dòng thơ Việt Nam hiện đại



Nhà thơ "Bút tre" ông Đặng Văn Đăng
Nhà thơ lấy bút danh Bút tre tên thật làĐặng Văn Đăng, còn gọi là Đặng Văn Quang, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh ngày 23 tháng 08 năm 1911, mất ngày 18 tháng 05 năm 1987. Trước khi hoạt động cách mạng ông đỗ tú tài triết học toàn phần. Ông từng viết báo thời pháp thuộc với bút danh Lục Y Lang (Chàng áo xanh).
Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai đại sứ quán Việt Nam tại Rumani, rồi làm thư ký Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm. Cuối cùng ông về quê làm trưởng ty (Giám đốc sở) Văn hóa tỉnh Phú Thọ, rồi phó ban tuyên giáo tỉnh ủy cho đến lúc về hưu. Ngày 18 tháng 05 năm 1987 ông mất ở quê nhà, trong cảnh nghèo túng nhưng rất thanh tao.
Từ khi ông làm trưởng ty Văn hóa tỉnh Phú Thọ, ông có in sáu tập thơ: “Rừng cọ đồi chè”, “Phú Thọ lớn lên”, “Sông Lô sông chảy”, “Đồng Tâm thắm thịt thay da”, “Một ngày của Phú Thọ”, “Quê hương Phú Thọ”… chủ yếu để ca ngợi lãnh tụ, chính sách, quê hương đất nước như phần đông những tập thơ in lúc bấy giờ.
Thật đáng tiếc, trong từ điển Văn học, kể cả bộ cũ và bộ mới (năm 2004) không hề có một dòng thông tin nào về Đặng Văn Đăng? Chúng ta thử hỏi những người chủ biên như: Đỗ Đức Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá và thư ký là Đặng Thị Hảo và Vũ Thanh sao không để ra một vài dòng để giới thiệu về Bút tre là Đặng Văn Đăng? Phải chăng, thơ Bút tre không phải là thơ? Đặng Văn Đăng không xứng là nhà thơ? Có thật thế không?
Ngày nay, những người làm thơ và để thành nhà thơ, theo nguyên tắc phải trình cho Hội nhà văn các cấp ít nhất là hai tập thơ? Vậy, Đặng Văn Đăng đã in sáu tập thơ vẫn chỉ là “Lều thơ”? Chúng tôi chỉ biết rằng, trong từ điển Văn học (bản mới) có hàng trăm nhà thơ Việt Nam từ cổ đến kim, nhưng có những nhà thơ mà nhiều người không biết họ là ai. Vậy mà đối với Bút tre thì mọi người yêu thơ đều biết.
Than ôi! Chuyện Văn là vậy sao? Bài viết này thay một nén nhang thơ của một người yêu thơ Bút tre xin tạ từ cùng ông!
Mọi người, yêu và nhớ thơ Bút tre, không phải vì những bài thơ trữ tình, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông là có một không hai trong lịch sử thơ văn nước nhà. Đó là cách gieo vần không lệ thuộc vào khuôn mẫu của thơ lục bát truyền thống về nội dung và nguyên tắc, mà chỉ đơn giản là vần điệu. Chính cái vần điệu tưởng chừng như đơn giản ấy lại là cái đơn nhất, cái làm nổi bật lên lối ẩn dụ có âm hưởng của dân ca, hò vè, hát đối mang tính mộc mạc, chân chất của nền văn hóa dân gian đã tạo nên sự bất ngờ, tự nhiên đến hồn nhiên của hồn thơ - Viên ngọc đen trong làng thơ Việt Nam hiện đại. Vì vậy, trong khi rảnh rỗi, nhất là trong ba ngày tết mà có ai đó bỗng đọc to lên những bài thơ Thi pháp Bút tre thì lập tức mang đến cho những người nghe tiếng cười sảng khoái – tiếng cười cũng hồn nhiên, nhưng vỡ òa trong niềm vui.
Một trong những câu thơ lục bát nổi tiếng mà rất nhiều người thuộc và bất cứ ở đâu và khi nào người ta cũng có thể đọc, ngâm và vịnh trong sự thích thú bởi tiếng cười hồn nhiên và sảng khoái. Đó là câu thơ theo tương truyền là của ông viết về Đại tướng Võ nguyên Giáp:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trện Điện Biên trở về…
Người Việt thích cách nói có vần điệu, ca dao, tục ngữ và cách hát đối xưa là một nét văn hóa dân gian của quần chúng nhân dân đã tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, từ một số bài của Bút tre, người ta thích cười, yêu đời hơn để quên đi những vất vả và ngang trái của cuộc đời. Cũng từ đó, mọi người đều có thể bắt chước để tạo thành một dòng thơ mang trường phái Bút tre như:
Nghe tin đau đớn bàng hoàng
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần
*
Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu
*
Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra
*
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc ... tồ tồ cả đêm
*
Anh đi công tác Plây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Họp xong anh ghé buôn mê
Thuột xong một cái thì về với em
*
Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi.
*
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù.
*
Trung thu Tết của thiếu nhi
Nam thanh nữ tú ấy đi là nhiều
Chẳng may họ có làm liều
Vài ba năm nữa lại nhiều... thiếu nhi
Thứ Hai em phải đi làm
Thứ Ba em cũng vì làm phải đi
Thứ Tư làm việc nên đi
Thứ Năm càng phải vội đi để làm
Thứ Sáu em cũng phải tham
Thứ Bảy bận quá vì làm phải đi
Chủ Nhật thủng thẳng nghĩ suy
Ở nhà buồn quá có khi... đi làm.


2 nhận xét:

Đào Duy Tính Blogger nói...
Lâu rồi không đọc Bút Tre,
Đọc lại mới nhớ muốn tè ra ngay.

Đào Duy Tính (http://daoduytinh.vn/)
Đào Duy Tính Blogger nói...
Thơ Bút Tre thì cũng có chuyện Bút Tre. Chuyện kể rằng: Thời kỳ đó, Bút Tre cao hứng làm thơ ca ngợi Bác Hồ

Trên bàn có ảnh, có cờ,
Sta (Stalin), Mao Trạch (Mao Trạch Đông); Bác Hồ già hơn.

Bác Hồ để râu dài, trông già hơn so với Stalin và Mao Trạch Đông; vậy là bậc đàn anh của 2 lãnh tụ của 2 nước lớn là đúng rồi. Nhưng Liên Xô và Trung Quốc không hiểu đây chỉ là thơ mà Bút Tre ca ngợi Bác Hồ thôi, chứ ngoài ra không có ý gì khác.
Và từ đó Liên Xô và Trung Quốc luôn nghĩ Việt Nam muốn là bề trên của họ. Nên từ khi có câu thơ này, quan hệ của Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam xấu đi trông thấy.

PS: Khi còn sống, Bác Hồ cũng khổ vì Bút Tre nhiều lắm, đúng là "Hồng" mà chưa "Chuyên".
Chuyện này bí mật nhé, kẻo bọn "Lưỡi bò" lài dài ra thắc mắc.

Đào Duy Tính (http://daoduytinh.vn/)

Mai Thanh Hải: COI TAY VÀO SÁNG MƯA

Mai Thanh Hải: COI TAY VÀO SÁNG MƯA